Đầu tư FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

26/06/2024
News

Đầu tư FDI viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Foreign Direct Investment, có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Khái niệm đầu tư FDI là gì

FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài – là một hiện tượng kinh tế ngày càng phổ biến trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy mang bản chất cốt lõi thống nhất, FDI lại được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến những cách hiểu đa dạng.

Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu dài hạn vào một doanh nghiệp hoạt động tại quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. Mục đích chính của hoạt động này là giành quyền kiểm soát thực sự đối với doanh nghiệp được đầu tư.

Dựa trên mục đích đầu tư, FDI được chia thành hai loại chính:

  • FDI theo ngành: bao gồm đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,….
  • FDI theo khu vực: bao gồm đầu tư vào các khu vực kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,….

Quy trình thực hiện đầu tư FDI tại Việt Nam được quy định chi tiết trong Luật Đầu tư 2020. Các bước cơ bản bao gồm: nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư; thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh; gửi báo cáo đầu tư định ký; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Đầu tư FDI có một vài đặc điểm sau:

  • Mang tính dài hạn vì đầu tư FDI thường được thực hiện với mục tiêu lâu dài, thường từ 5 năm trở lên. Nhà đầu tư FDI mong muốn có được lợi nhuận ổn định và bền vững từ hoạt động kinh doanh của mình.
  • Mục đích chính của FDI là giành quyền kiểm soát thực sự đối với doanh nghiệp được đầu tư. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư FDI có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, như chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự, đầu tư,…
  • FDI có thể được thực hiện bằng cách thành lập doanh nghiệp mới tại quốc gia tiếp nhận hoặc mua lại doanh nghiệp hiện có.
  • Đầu tư FDI có thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,….
  • FDI giúp tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, và hội nhập kinh tế quốc tế. Nên FDI sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư.
  • FDI cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro, như ảnh hưởng đến môi trường, bất bình đẳng thu nhập, lũng đoạn thị trường,…
  • Dòng chảy FDI chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách đầu tư của quốc gia tiếp nhận, chi phí sản xuất kinh doanh,…
  • Các quốc gia cần có chính sách và quy định phù hợp để quản lý FDI hiệu quả, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư FDI và quốc gia tiếp nhận

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tư ra nước ngoái sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế khi sử dụng những tài nguyên sản xuất ở các nước nhận đầu tư. Từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận và có nguồn cung nguyên liệu ổn định. Ngoài ra FDI giúp các nước đầu tư nâng cao sức mạnh kinh tế và chính trị.

Đối với các nước phát triển nhận đầu tư nước ngoài, FDI giúp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Các công ty có nguy cơ phá sản có thể được các tổ chức FDI mua lại để cải thiện tình hình và tạo việc làm cho lao động. FDI còn giúp tăng thu ngân sách thông qua các loại thuế, cải thiện tình trạng bội chi ngân sách, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế lẫn thương mại.

Đối với các nước đang phát triển, FDI thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế bằng cách tạo ra các doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động và giảm bớt nạn thất nghiệp ở các nước tiếp nhận. Ngoài ra, FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển lớn và nguồn tài chính hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 38,9 tỷ USD vốn FDI, tăng 15,2% so với năm 2022. Các lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất bao gồm: chế tạo máy tính, điện tử và thiết bị quang học; bất động sản; và các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật.

Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung vào việc cải thiện môi trường đầu tư, ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đất đai, phát triển hạ tầng và khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế và xúc tiến đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Việt Nam đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch và cải thiện quản lý. Các doanh nghiệp FDI có thể được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, nguyên liệu.

Ngoài ra, chính phủ còn cung cấp trợ cấp tài chính, hỗ trợ lãi suất vay vốn, và ưu đãi về đất đai như miễn giảm tiền thuê đất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất với tiện ích đầy đủ. Hỗ trợ đào tạo nhân lực cũng là một trong những chính sách quan trọng, với các chương trình đào tạo và hợp tác với các tổ chức giáo dục để nâng cao kỹ năng cho lao động địa phương.

Đồng thời, Việt Nam tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và an toàn. Những chính sách này đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều vốn FDI vào Việt Nam.

Sự phát triển kinh tế Việt Nam có sự đóng góp từ đầu tư FDI. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Bài viết khác

image_empty_03

Vốn FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh

Từ đầu năm đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về vốn FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu, khi có tới 34 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp mới và điều chỉnh tăng vốn. Với mức tăng trưởng ấn tượng, […]

더보기
image_empty_03

Cháy kho hàng hoá ở huyện Đông Anh lúc rạng sáng

Vào khoảng 00h48 ngày 18/8, một vụ cháy kho hàng hóa nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực ngõ 133 Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Kho hàng này có diện tích khoảng 1.000m2, được xây dựng bằng khung thép và mái tôn, chứa nhiều vật liệu dễ cháy như […]

더보기
image_empty_03

Vụ cháy tại công ty chế biến hạt điều ở Bình Phước lúc rạng sáng

Vào rạng sáng ngày 7-8, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hanfimex Việt Nam – chi nhánh Bình Phước, chuyên sản xuất và chế biến hạt điều. Vụ cháy tại công ty chế biến hạt điều này đã thiêu rụi toàn bộ khu nhà xưởng cùng nhiều […]

더보기
image_empty_03

Cà Mau bắt đầu xây dựng kế hoạch chi tiết cho dự án khu công nghiệp Sông Đốc

UBND tỉnh Cà Mau đã chính thức phê duyệt đề cương và dự toán lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Đốc, nằm tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời. Khu công nghiệp Sông Đốc có diện tích quy hoạch lên tới 45ha, với định hướng trở thành […]

더보기
form_bg

지금 바로 더블엘에 연락주세요

Double L은 귀하가 베트남에서 필요로 하는 것이 무엇인지 이해하고 이러한 요구 사항을 충족하도록 서비스를 맞춤화합니다.

Contact Form