Xu hướng đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2024
24/06/2024Theo số liệu cập nhật từ Tổng cục Thống kê, đầu tư FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng khi tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 20-5-2024), bao gồm vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, đạt gần 11,07 tỉ đô la Mỹ, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đây là mức tăng khá khiêm tốn, nhưng tích cực hơn nhiều so với mức giảm 7,3% trong năm tháng đầu năm 2023 và mức giảm 16,4% trong năm tháng đầu năm 2022.
Xu hướng của dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam
So sánh với mức vốn đạt đỉnh của năm tháng đầu năm 2020 là 13,89 tỉ đô và 14 tỉ đô của năm tháng đầu 2021 thì dường như dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chưa đạt như mong đợi. Nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 trong giai đoạn 2020-2021, nhưng điều đó cũng thúc đẩy các tập đoàn đa quốc gia tái cấu trúc chuỗi cung ứng khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung đã góp phần đẩy dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
Gần đây, Mỹ đã bất ngờ áp dụng mức thuế cao hơn đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm xe điện, pin, thiết bị y tế, nhôm và thép. Biện pháp này có thể tạo ra hiệu ứng domino, khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian tới.
Rủi ro về tỷ giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam điều chỉnh và vốn đầu tư gián tiếp từ đầu năm đến nay.
Thực tế, nếu xem xét chi tiết dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm tháng đầu năm 2024, vốn FDI cấp mới vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, có 1.227 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 7,94 tỉ đô la, tăng 27,5% về số lượng dự án và tăng đột biến 50,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các nhà đầu tư quốc tế vẫn đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, các chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2024 dường như không ảnh hưởng quá lớn như những lo ngại ban đầu.
Singapore là đầu tư lớn nhất với số vốn 2,92 tỉ đô, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Số vốn của Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) hơn 1,88 tỉ dô, chiếm 23,8%. Đứng thứ 3 là Nhật Bản với số vốn 947,7 triệu đô, chiếm 11,9%.
Đáng ngạc nhiên nhất là sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ với số vốn đăng ký đứng thứ 4 (730,1 triệu đô la, chiếm 9,2%). Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới, và mối quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đang có cơ hội nâng lên tầm cao hơn. Hiện đối tác thương mại lớn thứ 3 của Thổ Nhĩ Kỳ là Việt Nam, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Tây Á, chỉ đứng sau UAE.
Nửa đầu năm 2024, khi số vốn FDI đăng ký mới có sự tăng trưởng ấn tượng, thì vốn FDI điều chỉnh lại sụt 8,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm còn 2,08 tỉ đô. So với mức 5,61 tỉ đô la của năm tháng đầu năm 2022, cũng như 3,86 tỉ đô la và 3,46 tỉ đô la của năm tháng đầu năm 2021 và 2020, có thể thấy vốn đăng ký điều chỉnh đang có xu hướng giảm đáng kể.
Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được nói lên dựa trên việc vốn đầu tư điều chỉnh giảm sút. Điều này có thể do ảnh hưởng của lãi suất cao ở nhiều quốc gia, khi các nước này vẫn đang theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, khiến chi phí vay vốn đầu tư trở nên quá lớn.
Ngoài ra, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định, từ các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng và logistics, đến rủi ro ngày càng lớn về thiếu hụt năng lượng. Những yếu tố này có lẽ đã phần nào ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia.
Thêm vào đó, dòng vốn gián tiếp cũn có những chuyển biến không tích cực. Năm tháng đầu 2024, vốn góp, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 1.158 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,05 tỉ đô, giảm lớn 68,2% so với năm trước. Trong đó, có 427 lượt góp vốn và mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, với tổng giá trị góp vốn là 580,7 triệu đô la; cùng với 731 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ, với giá trị 472,6 triệu đô la.
Điểm đáng chú ý là sự dịch chuyển trọng tâm đầu tư từ các ngành truyền thống sang những lĩnh vực mới. Lượng vốn góp mua cổ phần trong năm nay lại được ghi nhận rót vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là 253,3 triệu đô, chiếm 24,1%. Việt Nam đang ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng chất xám cao, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Việc liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán cho thấy xu hướng suy yếu của vốn gián tiếp. Số liệu thống kê cho thấy, riêng trong tháng 5 vừa qua, khối ngoại đã bán ròng gần 15.700 tỉ đồng trên sàn HOSE, mặc dù chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục phục hồi tích cực. Tính lũy kế năm tháng đầu năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 35.300 tỉ đồng trên sàn HOSE, vượt qua con số bán ròng của cả năm 2023.
Rủi ro tỷ giá cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng điều chỉnh vốn FDI và dòng vốn đầu tư gián tiếp từ đầu năm đến nay. Chỉ trong năm tháng qua, tiền đồng đã mất giá gần 5% so với đô la Mỹ, vượt qua tốc độ mất giá của cả năm 2023. Đáng chú ý, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn chịu áp lực từ xu hướng tăng mạnh của đô la Mỹ trên thị trường quốc tế và sự lao dốc của nhiều đồng tiền trong khu vực, chẳng hạn như yen Nhật và nhân dân tệ Trung Quốc.
May mắn là, rủi ro tỷ giá không gây quá nhiều ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân vốn FDI trong thời gian qua. Nửa đầu năm 2024, lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam ước tính đạt 8,25 tỉ đô, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được đánh dấu là mức cao nhất của năm tháng đầu năm trong năm năm qua.
Bài viết khác
Vốn FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh
Từ đầu năm đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về vốn FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu, khi có tới 34 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp mới và điều chỉnh tăng vốn. Với mức tăng trưởng ấn tượng, […]
Cháy kho hàng hoá ở huyện Đông Anh lúc rạng sáng
Vào khoảng 00h48 ngày 18/8, một vụ cháy kho hàng hóa nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực ngõ 133 Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Kho hàng này có diện tích khoảng 1.000m2, được xây dựng bằng khung thép và mái tôn, chứa nhiều vật liệu dễ cháy như […]
Vụ cháy tại công ty chế biến hạt điều ở Bình Phước lúc rạng sáng
Vào rạng sáng ngày 7-8, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hanfimex Việt Nam – chi nhánh Bình Phước, chuyên sản xuất và chế biến hạt điều. Vụ cháy tại công ty chế biến hạt điều này đã thiêu rụi toàn bộ khu nhà xưởng cùng nhiều […]
Cà Mau bắt đầu xây dựng kế hoạch chi tiết cho dự án khu công nghiệp Sông Đốc
UBND tỉnh Cà Mau đã chính thức phê duyệt đề cương và dự toán lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Đốc, nằm tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời. Khu công nghiệp Sông Đốc có diện tích quy hoạch lên tới 45ha, với định hướng trở thành […]